Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

Hợp âm

Điều cần ghi nhớ Ba bài học ngắn trên đây trình bày những quy luật “bỏ túi” giúp các bạn có thể “đốt giai đoạn”
mà tìm ra các hợp âm dùng trong 1 bài nhạc Việt nhanh chóng. Nếu muốn hiểu rõ thêm lý do tại sao lại có những
luật này thì cần biết vài điều lý thuyết căn bản: 1.      Quãng:  Hãy lấy các nốt căn bản trong âm
nhạc ra mà sắp theo thứ tự : Do – Re – Mi – Fa –
Sol –La – Si - Do ( kết bằng Do cho trọn 8 nốt).  Từ
Do đến Re là quãng 2, Do đến Mi là quãng 3 … Do
– Fa (4) , Do – Sol (5). Nói chung thì quãng là
khoảng cách giữa 2 nốt.  Có nhiều loại quãng : trưởng , thứ, tăng, giảm, tùy thuộc vào khoảng
cách giữa 2 nốt này.  Muốn biết khoảng cách thì
phải biết đơn vị gọi là  “nửa cung” 2.      Cung và nửa cung:  Nhìn trên phím đànguitar, bạn để ý là từ nốt Mi lên Fa và Si lên Do, chỉcách nhau có 1 phím, còn giữa các nốt khác thì
cách 2 phím.  Một phím như vậy xem như là
khoảng cách “nửa cung” và 2 phím là “1 cung” 3.      Âm giai Do trưởng: Hãy dùng cây guitar để
đàn 8 nốt Do - Re – Mi – Fa – Sol – La –Si – Do và
để ý đến khoảng cách giữa các nốt.  Ta sẽ thấy
các khoảng cách như sau:  c,c,nc, c , c,c,nc  hay để
cho dễ nhớ thì đọc là : 1, 1, ½ ,    1,    1, 1,
½ .  Tám nốt này có thể xem là gồm 2 nhóm 4 nốt ( Do Re Mi Fa” và “Sol La Si Do”  cách nhau bởi 1
cung ( giữa Sol và La).  Mỗi nhóm 4 nốt có cấu
trúc  1 1 ½  cung 4.      Căn bản âm giai trưởng:  Chuỗi 8 nốt xếp
theo thứ tự tên nốt liên tiếp như trên gọi là 1 âm
giai, và chuỗi 8 nốt bắt đầu từ nốt Do nói trên
nghe rất thuận tai.  Người ta dùng chuỗi 8 nốt
với khoảng cách giữa các quãng như thế ( 1 1
½  -  1  -  1 1 ½ ) làm mẫu của môt “âm giai trưởng” 5.      Tạo 1 âm giai trưởng từ các nốt khác:  Thử
tạo 1 âm giai trưởng bắt đầu từ nốt Re.  Hãy
dùng cây guitar thì sẽ thấy ngay lập tức
a.      Re – Mi : 1 cung  > OK
b.      Mi - Fa : nửa cung > không được, phải tăng
lên Fa# để có 1 cung c.      Fa# - Sol : nửa cung > OK
d.      Sol – La : 1 cung > OK
e.      La – Si : 1 cung > OK
f.      Si - Do : nửa cung > không được, phải tăng
lên Do# để có 1 cung
g.      Do# - Re : nửa cung > OK Âm giai Re trưởng như thế sẽ mang 2 dấu thăng
(ở Fa và Do) . Khi đàn 1 bài ở cung Re trưởng thì
luôn nhớ tất cả các nốt Fa và Do phải có dấu
thăng.  Cứ theo cách trên thì bạn sẽ tìm được bộ
khóa (có mấy dấu thăng giảm) của tất cả các âm
giai trưởng khác ( hãy ghi nhớ : 1 1 ½  1  1 1 ½) 6.      Làm sao để tạo hợp âm ?  Thử dùng âm giai
Re trưởng.  Trên mỗi nốt ta hãy viết chồng lên
thêm 2 nốt : Do Mi Sol, Re Fa# La, Sol Si Re, Fa La
Do#…Tập hợp 3 nốt này tạo thành 1 “hợp
âm”  ( nên nhớ 2 nốt cách nhau thì ta vừa định
nghĩa là “quãng”).  Tính từ gốc đi lên thì hợp âm gồm có 1 quãng 3 (Re Fa#) và 1 quãng 5 (Re La) 7.      Luật 1 – 4 – 5: Khi chuyển từ hợp âm này
sang hợp âm khác cũng có những quy luật riêng
sao nghe cho hợp tai.  Chuyển động căn bản nhất
là từ hợp âm 1 (chủ âm) đi qua hợp âm ở bậc 4
rồi bậc 5.  Ba hợp âm này đi với nhau rất hợp và
có rất nhiều bài nhạc từ đầu ddến cuối chỉ cần dùng quanh quẩn 3 hợp âm này mà thôi.  Sau
này khi khá hơn thì ta sẽ bàn thêm về những
chuyển động khác 8.      Quãng 3 trưởng 3 thứ là gì ?   Ba nốt Re Fa#
La tạo thành hợp âm Re trưởng.  Hãy dể ý quãng
3 Re Fa# gồm co 2 cung và được gọi là quãng 3
trưởng.  Giờ đây nếu hạ nốt Fa# xuống Fa (tức là
chỉ còn 1 cung rưỡi) thì quãng Re Fa được gọi là
quãng 3 thứ.  Trên cây guitar  , đàn 3 nốt Re Fa La , thì nghe ra có vẻ buồn (so với hợp âm Re
trưởng Re Fa# La )  Chỉ cần thay đổi cái quãng 3
từ trưởng ra thứ ( bớt đi nửa cung) mà cái hợp
âm chuyển ngay từ vui ra buồn. 9.      Hai câu thần chú:   Trên đây chỉ là những lý
thuyết hết sức căn bản mà tôi thâu gọn lại.  Mới
học thì sẽ thấy rất khó hiểu , nhưng thực sự thì
không đến nỗi nào !  Đây chỉ mới là những kiến
thức mở đầu mà thôi. Nếu muốn có thêm vài luật “bỏ túi” để tìm hợp
âm xem có những nốt gì thì tôi đề nghị các bạn
nên học thuộc lòng 2 câu … “thần chú” sau đây : Fa Do Sol Re La Mi Si và đọc ngược lại là: Si Mi La Re Sol Do Fa. 10.      Những bước kế tiếp: Cứ dần dần rồi mình sẽ bàn đến các loại hợp âm
khác, không nên vội vã.  Hiện tại tôi chỉ mới bắt
đầu với 2 loại hợp âm trưởng và thứ và kế tiếp
sẽ đến aug (augmented), dim (dimínished) rồi sẽ
đến 6th, sus v.v.. Điều quan trọng là các bạn cần phải cảm nhận
được cái cảm giác mà mỗi loại hợp âm tạo
ra .  Hiện tại chúng ta chỉ mới bắt đầu và thấy
rằng hễ hợp âm trưởng thì nghe vui mà hợp âm
thứ thì nghe buồn.   Tuy nhiên như vậy thì quá
sơ sài ! Những rung động của con người thì không chỉ có "vui" hoặc "buồn" mà còn biết bao
nhiêu trạng thái khác giữa hai thái cực này. Biết được những loại hợp âm này cấu tạo ra sao,
gồm những nốt gì là chuyện dễ.  Tuy nhiên cần
phải rõ là những loại hợp âm này muốn diễn tả,
hay mang lại cho ta cái cảm giác gì, đó mới là cái
khó. Nắm được cái ý của mỗi hợp âm , xong thì lại
phải bàn đến các chuyển động hoà âm, nghĩa là
từ hợp âm này đi tiếp đến hợp âm khác sao cho
êm tai.  Nghe thì phức tạp lắm nhưng thực sự
chúng ta sẽ đi qua dần dần từng bước không
khó Nói chung thì từ đầu bài đến nay, chúng ta vẫn
còn quanh quẩn ở bàn tay trái.  Bạn nào ... thấm
mệt thì không cần đọc làm chi mà chỉ cần xem
tên hợp âm ghi trên dòng nhạc là cũng xong ! Với những bạn đã chịu khó đọc đến đây thì tôi
nghĩ rằng bạn đã có đủ kiến thức để tự mình tìm
các hợp âm cho 1 bài nhạc Việt giản dị. Tôi đề
nghị các bạn thử áp dụng để tìm các hợp âm cho
bài MƯA HỒNG của Trịnh Công Sơn, viết ở chủ âm
Do trưởng . Tôi sẽ trình bày các bước phải theo trong nay
mai , tuy nhiên đề nghị các bạn nên thử làm bài
tập này trước đi.
3
Tìm các hợp âm để đệm bài MƯA HỒNG
Bài này thuộc cung Do trưởng ( chủ âm là C).  Theo nguyên tắc “ gia đình 4 con ‘ và áp
dụng ... “luật gia đình” 1 – 4 – 5 như đã nói ở
những bài trước, bạn sẽ tìm ra được 6 hợp âm
để đệm cho những bài thuộc cung Do trưởng
( hay La thứ ) như bài này. Trong túi “bửu bối” của bạn sẽ có 6 hợp âm : Do trưởng (1) – Fa trưởng (4) – Sol 7 (5)
La thứ (1) – Re thứ (4) – Mi thứ (5) Với 6 hợp âm này (C , F , G7 , Am, Dm và Em) bạn
có thể chỉ dùng tai mình nghe theo bài nhạc mà
lắp các hợp âm này vào bài.  Xin nhắc lại một vài
quy luật như sau: 1.      Ðổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt
đầu tiên ngay sau vạch nhịp.  Ðây là những chữ
viết HOA trong bài
2.      Hợp âm đầu tiên trong bài là chủ âm , ở đây
là Do ( C )
3.      Bài nhạc tận cùng bằng cách về lại chủ âm (C)
4.      Trước khi về lại chủ âm, thường dùng nhất
là hợp âm bậc 5 ( G7) Ðại khái giản dị chỉ có vậy thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét